Ngày 29/7/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 64/2021/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.
Theo đó, nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của các DN, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV theo quy định của pháp luật.
Đối với các nội dung chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thực hiện theo quy định hiện hành, gồm: Kinh phí tổ chức các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết; hội nghị tập huấn; công tác phí trong nước; đi công tác nước ngoài; chi dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại; chi làm đêm, thêm giờ phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV; chi hoạt động kiểm tra, giám sát.
Ngoài các nội dung chi trên, Thông tư số 64/2021/TT-BTC nêu rõ, chi xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng các dữ liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ pháp lý cho DNNVV theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ.
Chi hoạt động cung cấp thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến lĩnh vực hoạt động của DNNVV theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP dưới các hình thức: Tài liệu viết; dữ liệu điện tử (bản tin pháp luật, phóng sự, chuyên đề, chuyên mục nâng cao kiến thức pháp luật) để đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Bên cạnh đó, Thông tư số 64/2021/TT-BTC cũng hướng dẫn các nội dung chi liên quan tới việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật; chi tổ chức đối thoại, diễn đàn tư vấn pháp luật cho DNNVV; chi mua các ấn phẩm, sách, tài liệu tuyên truyền phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV; chi xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV…
Về lập, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán.
Cụ thể, về lập dự toán, đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, căn cứ chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ; căn cứ kế hoạch triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh theo quy định…
Các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ DNNVV và tổng hợp chung trong kế hoạch hỗ trợ DNNVV hàng năm theo quy định; gửi cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp tổng hợp, gửi đơn vị dự toán cấp I để gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đối với kinh phí để thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh năm 2021 do các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương cấp tỉnh bố trí, sắp xếp trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao để thực hiện.
Việc chấp hành dự toán, quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV của các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
Thông tư số 64/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2021.
Thông tư số 64/2021/TT-BTC hướng dẫn các nội dung chi liên quan tới việc tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật; chi tổ chức đối thoại, diễn đàn tư vấn pháp luật cho DNNVV; chi mua các ấn phẩm, sách, tài liệu tuyên truyền phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNNVV; chi xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV…
Các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ DNNVV và tổng hợp chung trong kế hoạch hỗ trợ DNNVV hàng năm theo quy định; gửi cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp tổng hợp, gửi đơn vị dự toán cấp I để gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.