Header Ads
Tạp chí Tài chính điểm lại một số quy định về các chính sách nổi bật được Bộ Tài chính ban hành chính thức có hiệu lực trong tháng 10/2022.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 64/2022/TT-BTC về sửa đổi 2: 2022 QCVN 08: 2018/BTC quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 9/12/2022.
Theo Tổng cục Hải quan, hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập, miễn thuế xuất khẩu khi tái xuất và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Ngày 30/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thành công ty cổ phần (CTCP) là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra trong quá trình cổ phần hóa, đổi mới tổ chức quản lý các ĐVSNCL. Nhằm đẩy nhanh quá trình này, ngoài việc ban hành quy định hướng dẫn việc chuyển ĐVSNCL thành CTCP nói chung thì quy định liên quan đến công tác kế toán trước, trong và sau khi chuyển đổi nói riêng cũng đã được hoàn thiện đồng bộ nhằm giúp các ĐVSNCL xử lý các vấn đề tài chính phát sinh.
Thông tin báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho việc đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Các thông tin này luôn được yêu cầu phải minh bạch, hữu ích và đảm bảo độ tin cậy. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những vấn đề liên quan đến BCTC tại các ĐVSNCL, bài viết nêu rõ một số định hướng hoàn thiện hệ thống BCTC trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu, bối cảnh phát triển mới.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2021 - 2030), Việt Nam đã đề ra định hướng "xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường" và "khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất".
Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp là tăng trưởng ngành nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trường, hướng tới phục hồi, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp xanh là một nội dung của phát triển bền vững, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Việc ký kết và thực thi các Hiệp định thươngh mại tư do (FTA) thế hệ mới với mức độ tự do hóa cao đã mở ra cơ hội tăng trưởng thương mại, góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường thương mại và đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới cũng có thể tạo ra bất ổn nhất định về tài chính với doanh nghiệp và quốc gia.
Đến nay, sau hơn 10 năm triển khai Chính phủ điện tử, Việt Nam mới cơ bản hoàn thành việc kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ. Bên cạnh những kết quả tích cực, những cơ hội cho việc đẩy nhanh phát triển kinh tế số, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số thách thức đặt ra cần giải quyết.