CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội Geleximco với dự án vành đai 2,5, đoạn từ khu đô thị mới Dịch Vọng – Dương Đình Nghệ theo hình thức BT. CTCP Him Lam với dự án cầu Trần Hưng Đạo qua Sông Hồng dài 3km. CTCP Tập đoàn Mặt trời – Sun Group với dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. CTCP Đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Thành – Capitaland với dự án đường liên khu vực phía Đông khu công nghiệp Nguyên Khê.
2 dự án trong nhóm đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, chưa ký hợp đồng gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp đường 70, đoạn Hà Đông – Văn Điển theo hình thức BT (quy mô 7,5km) và Dự án thứ hai là Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La – Xuân Mai với quy mô 23,1 km.
Nhóm tiếp theo là 11 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư, đang hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi. Trong danh mục này, có dự án xây dựng nút giao giữa vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long của CTCP Him Lam; Dự án xây dựng 3 tuyến đường: Đường Đa Tốn đi đường Hà Nội – Hải Phòng.
Ngoài ra, có các dự án khác như: Dự án vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32 của liên danh công ty Gia Long – Công ty XNK Thăng Long; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường 70B thôn Tự Khoát đến Phương Nhị và đường nối từ đường gom phía Tây cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với quốc lộ 1A của CTCP đầu tư và phát triển Hòa Bình.
Dự án đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn – Hương Sơn của Liên danh CTCP XNK Hà Nội và ICID; Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Đông Mỹ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố…
Trước đó, trong năm 2019, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán 28 dự án BT tại các địa phương và phát hiện nhiều vi phạm. Tại Hà Nội, hầu hết các dự án xác định tổng mức đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế triển khai như: Dự án xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh, Q.Long Biên, giảm dự toán 69,2 tỉ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm 754,3 tỉ đồng; Dự án xây dựng đường 2,5 đoạn Đầm Hồng – QL1A giảm 251,4 tỉ đồng…
PGS.,TS. Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, tất cả những vấn đề bất cập, thất thoát, tham nhũng đất đai, xung đột lợi ích hay sự biến tướng của hợp đồng BT diễn ra trong thời gian qua đều do thiếu công khai, minh bạch. Nói đúng hơn là cơ chế công khai, minh bạch chỉ mới ở lời nói, trên văn bản, còn thực tế hoàn toàn… phi minh bạch.
“Việc khai tử dự án BT đã đặt ra một bài học cho các cơ quan quản lý trong việc triển khai các dự án PPP còn lại trong thời gian tới, đó là nếu không minh bạch được thì cũng nên dừng lại, dù là bất cứ hình thức dự án nào, đặc biệt là BOT”, vị chuyên gia nhìn nhận.