Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh đã có 16/22 đơn vị đạt chỉ tiêu số hóa

0
141

Trong những năm qua, KBNN TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng, vận hành một loạt các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) cốt lõi nhằm phục vụ các chức năng của KBNN. Đến nay, KBNN cơ bản đã hình thành Kho bạc điện tử và đang hướng đến mục tiêu xây dựng thành công kho bạc số trong tương lai.

Bà Trần Thị Thắng – Chánh Văn phòng KBNN TP. Hồ Chí Minh cho biết, đầu năm 2021, KBNN Thành phố phát động phong trào thi đua với chỉ tiêu số hóa hồ sơ đang thực hiện kiểm soát chi đạt 100% đến cuối năm.

Khi chỉ tiêu mới được ban hành, hầu hết các đơn vị gặp khó khăn trong việc xác định giải pháp, cách thức thực hiện. Vượt khó, tiên phong trong hoạt động này, Phòng Kiểm soát chi vốn địa phương, Phòng Kiểm soát chi vốn trung ương đã phối hợp với Bộ phận tin học (Phòng Tài vụ – Quản trị), cùng một số đơn vị KBNN các quận, huyện xây dựng quy trình ISO luân chuyển hồ sơ kiểm soát chi trong môi trường điện tử, hỗ trợ giải pháp hiệu quả giúp các đơn vị triển khai thực hiện đồng loạt, thông suốt.

Trong đó, KBNN Quận 3 của TP. Hồ Chí Minh là đơn vị có giải pháp hiệu quả và là đơn vị đạt chỉ tiêu số hóa sớm nhất trong toàn Ngành. Đến thời điểm hiện tại, KBNN TP. Hồ Chí Minh đã có 16/22 đơn vị đạt chỉ tiêu số hóa, các đơn vị còn lại đang tiếp tục hoàn thiện quy trình số hóa hồ sơ kiểm soát chi trong thời gian sớm nhất.

Việc KBNN thực hiện liên thông các ứng dụng nghiệp vụ (Dịch vụ công trực tuyến – Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc – Thanh toán song phương điện tử). Theo đó, áp dụng số hóa đã mang lại tiện ích đem lại cụ thể: nếu như trước đây, với mỗi hồ sơ chứng từ, công chức kế toán phải thực hiện nhập số liệu thủ công từ hệ thống dịch vụ công trực tuyến sang TABMIS thì nay với việc liên thông 3 hệ thống này, kế toán không phải thực hiện các thao tác này nữa.

Việc triển khai quy trình liên thông, kết nối 3 hệ thống đã góp phần chuẩn hóa dữ liệu từ phía đơn vị sử dụng ngân sách, hạn chế tối đa việc cán bộ kho bạc phải bổ sung, hoàn thiện thông tin, từ đó giảm thiểu rủi ro cho công chức kiểm soát chi. Việc hỗ trợ cho công chức kiểm soát chi của KBNN chỉ phải thao tác xử lý hồ sơ, chứng từ điện tử một lần trên một hệ thống (so với 3 lần trên 3 hệ thống phần mềm khác nhau), qua đó rút ngắn đến 40% thời gian thao tác nghiệp vụ trên các phần mềm so với trước đây, giúp cho công chức kiểm soát chi có thêm thời gian để kiểm soát nội dung chi của hồ sơ, chứng từ.

Đối với các chứng từ chi thường xuyên của đơn vị giao dịch chuyển đến KBNN trên Dịch vụ công trực tuyến để đi thanh toán song phương với ngân hàng thương mại, sau khi giao dịch viên nhận và hoàn thiện các thông tin, kế toán trưởng và lãnh đạo đơn vị kho bạc ký duyệt trên chương trình Dịch vụ công trực tuyến, chứng từ được tự động liên kết sang giao diện TABMIS, thanh toán song phương điện tử và tự động chuyển sang ngân hàng thương mại mà không cần phải có bất kỳ một xử lý thủ công nào như trước đây…

Từ nền tảng thành công này, năm 2022, một trong những mục tiêu quan trọng được KBNN đặt ra là xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021 – 2030 đặt nền móng cho việc hình thành kho bạc số vào năm 2030.

Theo đó, hệ thống KBNN TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng CNTT, hướng tới bước đầu thực hiện chuyển đổi số trong một số hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC trong toàn hệ thống KBNN.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcCục Thuế Vĩnh chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản
Bài tiếp theoKhó giảm lãi suất cho vay

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây