Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành có lợi ích gì?

0
137

Ngân hàng Trung ương (NHTW) thường phát hành 2 loại nợ: Giấy bạc ngân hàng vật lý và tiền gửi NHTW điện tử, còn được gọi là dự trữ hoặc số dư thanh toán.

Trái ngược với giấy bạc ngân hàng, quyền truy cập vào dự trữ NHTW thường bị giới hạn ở các tổ chức tài chính đủ điều kiện hoạt động trong hệ thống thanh toán giá trị lớn. Các khoản chuyển tiền này tương ứng với gần như tất cả giao dịch không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Và vì các khoản chuyển khoản điện tử này nằm trong các khoản nợ của NHTW thông qua các tài khoản trên sổ cái của NHTW, chúng hầu như không có rủi ro và không thể thu hồi. Theo đó, tương lai của nền kinh tế “không tiền mặt” đang dần định hình rõ ràng.

Một số lợi ích khi NHTW sử dụng tiền điện tử do chính mình phát hành như sau:

Thứ nhất, đảm bảo và đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt cho công chúng.

Thứ hai, có thể điều hành chính sách dưới mức lãi suất tối thiểu hiện tại và hỗ trợ chính sách tiền tệ theo cách linh hoạt hơn. Điều gì sẽ xảy ra nếu NHTW muốn giảm giới hạn dưới có hiệu lực đối với lãi suất? Vì giấy bạc ngân hàng có thể được giữ như giải pháp thay thế cho các công cụ tài chính chịu lãi suất, người gửi tiền và nhà đầu tư có nhiều cách để tránh các công cụ có lãi suất âm – cuối cùng bằng cách giữ tiền mặt (McAndrews, 2015; Witmer & Yang, 2015).

Để kích cầu nền kinh tế thông qua việc các ngân hàng cho vay ra ngoài công chúng, lãi suất âm do NHTW áp lên các công cụ tài chính chịu lãi suất có thể khiến các ngân hàng mất tiền nếu duy trì dự trữ các công cụ này. Do đó, cá nhân và tổ chức cần vốn phục vụ cho kinh doanh sẽ có cơ hội được vay vốn mà không phải chịu lãi suất cao. Điều này một lần nữa cho thấy tác dụng của việc chuyển đổi từ tiền mặt sang các công cụ chịu lãi suất dưới dạng tiền điện tử.

Thứ ba, giảm rủi ro tổng thể và tăng cường sự ổn định tài chính. Các ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm từ công chúng thể hiện trách nhiệm hoàn trả khoản vốn này dựa trên giấy xác nhận tiền gửi tiết kiệm. Nguồn vốn này là kho lưu trữ giá trị và là “phương tiện thanh toán” của ngân hàng cho các tác nhân kinh tế cần vốn vay để tài trợ cho hoạt động của họ.

Tuy nhiên, khi xảy ra khủng hoảng, “dòng tiền bên trong” này có thể bị co lại và ứ đọng bên trong ngân hàng (có thể do người đi vay không thể vay thêm được nợ), điều này có thể gây ra bất ổn cho nền kinh tế. Do đó, Chính phủ và NHTW sẽ phải tăng cường thiết chế quản lý và các quy định để bảo đảm an toàn hệ thống. Nếu các cá nhân, doanh nghiệp và ngân hàng dựa vào CBDC, việc quản lý và giao dịch có nhiều thuận lợi hơn, từ đó rủi ro tổng thể sẽ giảm bớt.

Thứ tư, tăng khả năng cạnh tranh trong thanh toán theo các cách sau: (i) CBDC có thể cung cấp một giải pháp thay thế cho giấy bạc ngân hàng, séc, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, chuyển khoản trực tuyến… Vì vậy, CBDC có thể cung cấp khả năng cạnh tranh hơn trong thanh toán bán lẻ. (ii) CBDC cũng có thể được sử dụng cho các khoản thanh toán có giá trị lớn giữa các ngân hàng và doanh nghiệp, và do đó cũng có thể tạo ra tính cạnh tranh cao hơn trong các khoản thanh toán có giá trị lớn. (iii) CBDC cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận bảng cân đối kế toán của NHTW cho nhiều tổ chức tài chính hoặc thậm chí phi ngân hàng, do đó giúp các công ty này tham gia ngành thanh toán dễ dàng hơn, thúc đẩy khả năng cạnh tranh.

Như vậy, CBDC đem lại những lợi ích không hề nhỏ như đáp ứng nhu cầu chuyển đổi một xã hội không sử dụng tiền mặt, giảm rủi ro tổng thể, tăng cường sự ổn định tài chính, kiểm soát giới hạn dưới của lãi suất và tăng khả năng cạnh tranh trong thanh toán.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trước“Lãi suất duy trì thấp ít nhất tới cuối năm”
Bài tiếp theoKịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây