Thủ tục giảm trừ gia cảnh cho bố đẻ mắc bệnh hiểm nghèo

0
175

Bạn đọc Đỗ Anh Hùng (Hải Phòng) cho biết, bố của ông trong độ tuổi lao động, năm 2018 bố ông bị đột quỵ nhập viện trong tình trạng tê liệt nửa người, sau khi điều trị 10 ngày với mã bệnh I63 thì xuất viện. Đến tháng 9/2020 bố ông bị tái phát.

Ông Hùng đăng kí bố ông là người phụ thuộc và cung cấp cho cơ quan thuế bệnh án năm 2018 nhưng cơ quan thuế yêu cầu phải làm giấy xác nhận bố ông mất khả năng lao động từ bệnh viện. Tuy nhiên, khi liên lạc, bệnh viện phúc đáp là không có giấy xác nhận. Ông Hùng hỏi, làm thế nào để ông có thể đăng kí giảm trừ gia cảnh cho bố?

Về vấn đề này, Cục Thuế TP. Hải Phòng dẫn chứng quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định về giảm trừ gia cảnh.

Theo đó, giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế.

Đối với người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải đáp ứng đồng thời các điều kiện: bị khuyết tật, không có khả năng lao động; không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm: Bản chụp Chứng minh nhân dân; Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng số hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn…).

Từ các căn cứ nêu trên, Cục Thuế TP. Hải Phòng hướng dẫn, trường hợp độc giả đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bố đẻ trong độ tuổi lao động bị đột quỵ, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng mà độc giả đang trực tiếp nuôi dưỡng thì hồ sơ chứng minh là người phụ thuộc được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Cụ thể, hồ sơ bao gồm giấy xác nhận của cơ sở y tế xác nhận người phụ thuộc mắc bệnh hiểm nghèo theo Danh mục bệnh hiểm nghèo hướng dẫn tại Công văn số 6383/BTC-TCT ngày 18/05/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcChính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2021
Bài tiếp theoThời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện ra sao?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây