“Săn” bất động sản du lịch nghỉ dưỡng – hướng đi mới của nhà đầu tư sành sỏi

0
110

Chiều 29/9, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tạp chí Điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp cùng Novaland tổ chức Toạ đàm và Giao lưu trực tuyến: “Giải mã các kênh đầu tư hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hiện nay”.

Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia kinh tế – tài chính, bất động sản, nhà đầu tư đơn vị phân phối và các đơn vị báo chí.

Dưới sự điều phối của Nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, các đại biểu, chuyên gia đã cùng nghe tham luận: Phân tích triển vọng lợi nhuận của các kênh đầu tư phổ biến hiện nay: Cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng, USD, gửi tiết kiệm… Đánh giá tính hấp dẫn và an toàn của kênh đầu tư bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Đáng chú ý, tại Tọa đàm và giao lưu trực tuyến, các chuyên gia đã bàn luận sôi nổi về các vấn đề: Triển vọng ngắn hạn và dài hạn của kênh đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng; nhận diện xu hướng và dòng tiền vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng biển Phan Thiết; bài toán lựa chọn sản phẩm và phương thức đầu tư, cách quản trị dòng tiền để sinh lời an toàn; khẩu vị lựa chọn sản phẩm của các nhóm nhà đầu tư có tài chính 5 – 10 -15 tỷ đang như thế nào? Bất động sản vệ tinh khu vực TP. Hồ Chí Minh có đang thực sự hấp dẫn ?…

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam dẫn số liệu từ Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho thấy, giá bất động sản hiện đã tăng rất mạnh trở lại (thời điểm này đã tăng 30% so với năm 2021 và 50% so với 2019, có phân khúc đã tăng đến 100%). Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang bước vào đà tăng giá mạnh mẽ trong giai đoạn hồi phục hậu Covid-19. Dự báo đến năm 2030, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ chiếm gần 20% quy mô tài sản bất động sản (đạt 5,3 triệu tỷ đồng, tương đương 230 tỷ USD), tăng thêm 13,8 điểm %, so với 4,8% năm 2018.

Theo nhà báo Phạm Nguyễn Toan, triển vọng cả trong ngắn hạn và dài hạn thì bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn số 1. Bởi lẽ, ngoài những yếu tố thuận lợi chung của thị trường bất động sản như đã nêu ở trên thì với đà phục hồi mạnh mẽ và sự bùng nổ trở lại của du lịch giai đoạn 2022 – 2023 sẽ là bước đệm vững chắc cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trở thành “mỏ vàng” để khai thác và đầu tư với mức sinh lời hấp dẫn. Đặc biệt, các dự thảo sửa đổi Luật tới đây chắc chắn sẽ tháo gỡ những vướng mắc rất lớn về thủ tục đầu tư, quyền sở hữu và chuyển nhượng sản phẩm của thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

“Theo quan sát của chúng tôi, xu hướng và dòng tiền đang đổ vào các thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới nổi và có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác, phát huy tối đa, như Phan Thiết (Bình Thuận) hay Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu)”, nhà báo Phạm Nguyễn Toan nói.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan bổ sung thêm, không chỉ các nhà đầu tư phía Nam mà rất nhiều nhà đầu tư miền Bắc cũng đang hướng dòng tiền vào bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng khu vực phía Nam để làm nơi định cư sinh sống, làm việc, vừa nghỉ dưỡng, khai thác kinh doanh. Bởi nơi đây có hạ tầng cao tốc, sân bay được đầu tư mạnh mẽ như: Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Phan Thiết; sân bay Phan Thiết; cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và sân bay quốc tế Long Thành… cùng chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, thuận lợi của địa phương. Đặc biệt, sự dịch chuyển kinh tế kéo theo sự dịch chuyển an cư khi một lượng doanh nghiệp SME, chuyên gia, lao động chất lượng cao, lao động tầm trung… đến kinh doanh, sinh sống, làm việc, phục vụ nhu cầu đa dạng của một đô thị kinh tế du lịch, từ đó hình thành cộng đồng thịnh vượng.

Với đà phục hồi mạnh mẽ và sự bùng nổ trở lại của du lịch giai đoạn 2022 – 2023 sẽ là bước đệm vững chắc cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trở thành “mỏ vàng” để khai thác và đầu tư với mức sinh lời hấp dẫn.

Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng phục hồi, từng bước trở về “thời kỳ đỉnh cao”

Bất chấp dịch bệnh, nhu cầu đầu tư bất động sản có nhiều dấu hiệu gia tăng kể từ cuối năm 2021, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư sau khi chốt lời thành công từ thị trường vàng, chứng khoán mong muốn chuyển lợi nhuận sang kênh ít rủi ro hơn. Hơn nữa, do thị trường các kênh đầu tư nhiều biến động, tâm lý bỏ tiền vào bất động sản của giới đầu tư càng trở nên rõ nét. Trong đó, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt khi du lịch mở cửa và nền kinh tế phục hồi tích cực.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chia sẻ, nhiều nhà phát triển bất động sản hiện nay đang quan tâm và lựa chọn đầu tư vào bất động sản du lịch. Nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cũng tăng cao. Sống xanh, sống khỏe, sống nhân văn, cá tính trở thành xu hướng và rất phù hợp với cuộc cách mạng bất động sản hiện nay.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho hay: “Nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân bây giờ rất lớn, các resort nhỏ là đã kém thu hút khách rồi. Trong khi những resort lớn với cảnh quan hoành tráng, cung cấp đầy đủ dịch vụ hấp dẫn và thu hút hơn hẳn.

Tôi cho rằng đã phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng thì cần phải có doanh nghiệp tầm cỡ lớn. Bên cạnh đó, các dự án cũng phải đủ lớn, phát triển đầy đủ cả khu vui chơi giải trí, đặc biệt đạt đến tầm cỡ đô thị du lịch mới thu hút được đông đảo du khách, giá trị bất động sản mới lớn được. Nhà đầu tư sẽ kỳ vọng vừa có thể cho thuê, vừa có thể tăng giá trị bất động sản trong tương lai, đó mới là kỳ vọng thực sự của họ”. 

Lợi thế “vùng trũng của bất động sản nghỉ dưỡng Phan Thiết

Phan Thiết (Bình Thuận) được đánh giá đang sở hữu những lợi thế vượt trội về bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Theo đó, khu vực này đang trở thành tâm điểm thu hút của cả nhà đầu tư cá nhân cũng như doanh nghiệp lớn. Nhiều quan điểm cho rằng, lựa chọn đầu tư tại “vùng trũng” Phan Thiết không chỉ là sự linh hoạt trong danh mục và phương thức đầu tư, đó còn là xu hướng đón đầu làn sóng dịch chuyển an cư của người dân.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết: Vùng Duyên hải miền Trung, đặc biệt là Nam Trung Bộ, trước đây vào thời điểm năm 2010, giá bất động sản chỉ hơn 10 triệu đồng/m2 ở khu vực ven biển, nhưng bây giờ giá nhiều khu vực đã tăng, có nơi tới 30 triệu/m2. Đáng chú ý, Bình Thuận là địa phương đã nhanh nhạy trong việc tận dụng kết nối không gian, thời gian… đề xuất xây sân bay, đầu tư công thúc đẩy xây cao tốc để trở thành bệ đỡ cho sự phát triển của bất động sản địa phương.

TS. Nguyễn Văn Đính nhận định rằng, Bình Thuận là vùng không khác gì Bình Định, Thanh Hóa 10 năm trước, chỉ có nắng gió nhưng khi những doanh nghiệp “đại bàng” xuất hiện đã làm thay đổi rất nhanh diện mạo của địa phươngvà thị trường bất động sản.

Đặc biệt, xu hướng tăng giá của bất động sản ở Phan Thiết rất ấn tượng. Trước đây, cụ thể là năm 2015, giá bất động sản tại đây chỉ chưa đến mười triệu đồng cho một mét vuông, sau đó mới có sự bùng nổ của các dự án. Đặc biệt, sau khi Bình Thuận triển khai sân bay, cao tốc vào năm 2019 – 2020 đã khiến giá bất động sản thay đổi chóng mặt, lên đến khoảng 30 triệu đồng/m2. Như vậy tốc độ đã tăng lên nhiều lần. khoảngHiện nay giá bình quân của bất động sản tại đây là trên 50 triệu đồng/m2.

Ở góc độ nghiên cứu thị trường, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam nhận định: “Tâm lý của người Việt Nam thường là mua nhà để ở nhưng trong đó vẫn tính đến cơ hội đầu tư. Phan Thiết (Bình Thuận) về vị trí có sự nhỉnh hơn so với các nơi khác. Ví dụ như khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh sẽ chọn đầu tư vào vị trí gần họ hơn, đó là Phan Thiết”.

Lý giải cụ thể hơn, ông Doanh cho hay, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Phan Thiết đang trở thành ngôi sao mới, đầy sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhờ du lịch phát triển, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, cơ hội sinh lời cao, nhưng lại thiếu sản phẩm đầu tư an toàn.

Hiện Chính phủ đang đầu tư cơ sở hạ tầng khá bài bản cho nơi này từ đường hàng không, đường bộ đến đường thủy. Cụ thể, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Phan Thiết dự kiến hoàn thành vào năm 2022, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP. Hồ Chí Minh và Phan Thiết chỉ còn dưới 2 tiếng; sân bay Phan Thiết dự kiến hoạt động vào năm 2023, có thể đón 2 triệu khách/năm; sân bay Long Thành khởi công cuối tháng 12/2020, dự kiến mang lại lượng lớn du khách cho thị trường này.

“Trong thời gian qua, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung chưa nhiều dòng sản phẩm đầu tư an toàn và đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Cụ thể là thiếu các mô hình khu phức hợp vui chơi giải trí, thương mại phục vụ du lịch, quà lưu niệm và các loại hình thể thao biển. Đặc biệt, chưa có các đô thị du lịch quy mô và đẳng cấp… Bởi vậy, cơ hội cho nhà đầu tư tại Phan Thiết (Bình Thuận) còn rất lớn”, ông Doanh chia sẻ thêm.

Đô thị du lịch – đích đến của dòng tiền

Trong bối cảnh mới, đô thị du lịch ví như “làn gió tươi mát” định nghĩa lại thị trường. Loại hình bất động sản này có nhiều ưu thế khi vừa là nơi an cư, nghỉ dưỡng (home wellness) vừa là điểm đến tham quan, trải nghiệm, đồng thời có thể được sử dụng như một bất động sản cho thuê, khai thác kinh doanh

Lý giải về sức hút của dòng sản phẩm này, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhận định: “Cơ sở nghỉ dưỡng của Việt Nam hiện còn tương đối sơ khai so với nhiều nước nên dư địa phát triển còn rất lớn. Du lịch đã hoạt động mạnh mẽ, sôi động trở lại. Bất động sản đô thị du lịch hiện là phân khúc đáng đầu tư. Dự đoán ngành bất động sản sẽ sớm quay lại quỹ đạo tăng trưởng và phát triển, khi kinh tế đang phục hồi và vấn đề pháp lý sắp tới được tháo gỡ”.

Hiến kế cho việc phát triển các đô thị du lịch tại Bình Thuận, TS. Nguyễn Văn Đính cũng cho rằng: “Với những thế mạnh hiện tại, Bình Thuận cần tập trung đầu tư phát triển một số đô thị mới và xây dựng những giá trị mới… Bởi việc tập trung xây dựng đô thị du lịch, kiến tạo điểm đến du lịch, thu hút một lượng khách khổng lồ về nghỉ dưỡng, vui chơi, mua sắm… sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ phụ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện và bền vững cho địa phương và cả khu vực”.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcVietcombank khởi động Chương trình hành động chuyển đổi
Bài tiếp theoRà soát tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây