Phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng

0
156

Kế hoạch nhằm đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ.

Đồng thời, cùng với phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng, Kế hoạch còn nhằm hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

Theo Kế hoạch, đến năm 2025, sẽ có 100% các dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước đủ điều kiện được nâng cấp lên mức độ 4, 100% dịch vụ công mức độ 4 được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, 90% hồ sơ công việc tại Ngân hàng Nhà nước được xử lý và lưu trữ trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước), ít nhất 50% hoạt động kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có tối thiểu 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số, tối thiểu 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử và tối thiểu 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số (kênh tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng có kết nối mạng internet).

Kế hoạch cũng đặt kỳ vọng tối thiểu 60% TCTD có tỷ trọng doanh thu từ kênh số đạt trên 30%; tối thiểu 50% quyết định giải ngân, cho vay của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đối với các khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân được thực hiện theo hướng số hóa, tự động và tối thiểu 70% hồ sơ công việc tại TCTD được xử lý và lưu trữ trên môi trường số (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ có ít nhất 70% hoạt động kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước và TCTD sẽ có ít nhất 70% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, đáng lưu ý là các giải pháp:

Một là, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tăng cường kiến thức về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng; công bố và tổ chức sự kiện “Ngày chuyển đổi số” hằng năm của ngành ngân hàng…

Hai là, hiện đại hóa hạ tầng thanh toán, nâng cao khả năng kết nối, liên thông như nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế;

Ba là, tăng cường khả năng kết nối liên thông với hệ thống khác trong nền kinh tế và sẵn sàng kết nối hệ thống thanh toán tổng tức thời (RTGS) của các quốc gia trong khu vực theo lộ trình phù hợp;

Bốn là, mở rộng và phát triển Hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử cho các giao dịch thanh toán bán lẻ hướng tới thiết lập hạ tầng thanh toán thống nhất, đồng bộ, có khả năng tích hợp, kết nối các ngành, lĩnh vực khác, từ đó mở rộng hệ sinh thái số và triển khai các dịch vụ thanh toán 24/7;

Năm là, hỗ trợ xử lý các phương thức thanh toán, mô hình kết nối mới (thanh toán thông qua mã phản hồi nhanh QR, các giao dịch ví điện tử, tiền di động, thanh toán thẻ, tài khoản thanh toán,…); kết nối, liên thông cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới…

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcCovid-19 bùng phát, ngân hàng đua tặng phí 0 đồng
Bài tiếp theoLavita Thuan An: “Sống sang, sống xanh” giữa lòng thành phố thông minh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây