Nợ xấu – Những thông tin cơ bản về nợ xấu

0
296

Chắc hẳn trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng đã từng được nghe qua hoặc biết đến khái niệm “nợ xấu” là gì. Vậy nợ xấu là gì? Việc mang danh “nợ xấu” ảnh hưởng tới uy tín của cá nhân người đi vay như thế nào? Hãy để TÀI CHÍNH AN TOÀN giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

Nợ xấu – Những thông tin về nợ xấu

1) Định nghĩa nợ xấu.

Nợ xấu hay nợ khó đòi

 Là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ,

Thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản.

Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Bản chất nợ xấu 

Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,…. Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước.

Nợ xấu là một số tiền được viết bởi các doanh nghiệp như là một tổn thất cho doanh nghiệp và được phân loại như là một khoản chi phí vì nợ cho doanh nghiệp là không thể được thu thập, và tất cả những nỗ lực hợp lý đã được tận dụng để thu thập các số tiền nợ. Điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc chi phí của việc theo đuổi hành động hơn nữa trong một nỗ lực để thu thập các khoản nợ vượt quá các khoản nợ của chính nó.

2) Phân loại nhóm nợ xấu.

Các nhóm nợ xấu

Trên hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam), khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

  • Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.
  • Các khoản nợ trong hạn;
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):

  • Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):

  • Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn):

  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Đối với các khách hàng được xếp hạng  vào nhóm 3,4,5 sẽ rất khó để đi vay ngân hàng hoặc các tổ chức khác. Trên thực tế thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng vay vốn trên hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên toàn quốc sẽ được hệ thống dữ liệu ghi nhớ trong vòng 3 – 5 năm kể từ thời điểm người đi vay trả đầy đủ gốc và lãi. Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặc biệt là các ngân hàng có vốn nước ngoài hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào. Điều này còn ảnh hưởng với những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Ví như vợ chồng bạn cần vay vốn mua nhà, tuy nhiên anh chồng không may có trong danh sách nợ xấu nhóm 3, việc vay vốn sẽ trở nên khó khăn, thậm chí sẽ không được ngân hàng chấp nhận cho vay. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này

3) Tra cứu thông tin nợ xấu trước và sau khi thanh toán khoản nợ.

Tra cứu thông tin nợ xấu trước khi thanh toán nợ

Hiện thông tin nợ xấu bao gồm: khoản nợ trong quá khứ và các khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được truy xuất trên 2 trung tâm tín dụng:

CIC: Trung tâm tín dụng được điều hành bởi ngân hàng nhà nước

Website: http://cic.org.vn

PCB: Trung tâm tín dụng được điều hành bởi công ty trung tâm tín dụng tư nhân

Nếu như trước kia ngân hàng hay tổ chức tín dụng chủ yếu sử dụng CIC để tra cứu thông tin nợ xấu. Hiện nay các ngân hàng đều sử dụng song song cả CIC và PCB để tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng vay vốn.

Tra cứu thông tin nợ xấu sau khi thanh toán nợ.

Bước 1: Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ của bạn trên hệ thống CIC

Hệ thống CIC được quản lý bởi Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên có tính bảo mật rất cao. Bạn không thể tra cứu thông tin CIC trực tuyến nếu không phải là nhân viên ngân hàng/tổ chức tín dụng. Vì vậy, bạn chỉ có thể kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân bằng cách đem CMND trực tiếp lại đia chỉ:

Trung tâm thông tin Quốc gia:

Hội sở: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Chi nhánh: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bước 2: Thanh toán khoản nợ

Làm việc với các ngân hàng bạn đã vay để tổng hợp và thanh toán toàn bộ các khoản nợ (gốc + lãi). Bạn cần lưu trữ lại chứng từ ghi rõ thời gian thanh toán.

Bước 3: Kiểm tra lại thông tin tín dụng

Thực hiện kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC một lần nữa sau 1 tháng kể từ ngày thanh toán.

Đối với nợ xấu nhóm 3,4,5, hệ thống CIC sẽ lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất tính tới thời điểm bạn tra thông tin.

Đối với nợ quá hạn nhóm 2 được lưu giữ trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm bạn tra thông tin.

4) Nguyên nhân phát sinh nợ xấu và cách để xóa nợ xấu.

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu:

Thanh toán không đúng hạn các nợ đến hạn bao gồm cả lãi và gốc cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.

Quên hoặc cố tình thanh toán chậm các khoản phí phạt do chậm thanh toán thẻ tín dụng, chậm thanh toán khoản vay cho ngân hàng.

Không thanh toán số tiền tối thiểu cho thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng.

Chi vượt hạn mức thấu chi tài khoản nhưng không đủ tiền để trả nợ khi đến hạn.

Mua trả góp tại các siêu thị, điện máy nhưng không thanh toán đúng hạn các khoản nợ này làm phát sinh nợ quá hạn.

Cách để xóa nợ xấu:

Cách duy nhất để bạn xóa thông tin nợ xấu của mình đó là nhanh chóng thanh toán toàn bộ số tiền còn nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Thông thường thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được cập nhật hàng tháng. Tuy nhiên để đảm bảo ngân hàng nắm được thông tin bạn đã thanh toán thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng ra văn bản xác nhận về việc bạn đã trả hết các khoản còn nợ này.

Một số ngân hàng cho phép khách hàng vay trả lại sau 12 tháng tất toán nợ xấu nếu như lý do chậm trả hợp lý và tình hình tài chính của khách hàng hiện tại tốt. Tuy nhiên vẫn có nhiều ngân hàng từ chối cho khách hàng có nợ xấu vay vốn và đợi ít nhất 5 năm sau mới xem xét cho phép vay các khoản vay mới.

5) Lời khuyên và cách phòng tránh rơi vào nhóm nợ xấu.

Lời khuyên:

Trước khi đi vay tại ngân hàng hoặc các công ty tài chính, khách hàng nên tự đánh giá khả năng và phương án trả nợ thiết thực, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu chẳng may có biến cố bất ngờ xảy ra.

Khi nhận được vốn vay, bạn nên lên kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả đúng với mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, mang về lợi nhuận cho cá nhân/doanh nghiệp.

Nâng cao ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay và thời gian trả nợ. Nhiều chủ doanh nghiệp/cá nhân có đủ khả năng tài chính nhưng lại chần chừ không trả nợ cho ngân hàng với tư tưởng đóng trễ vài ngày không thành vấn đề. Tuy nhiên, theo quy định chặt chẽ của hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ cần đóng trễ một ngày, khoản nợ của khách hàng đã bị xếp vào nợ quá hạn.

Lưu ý ngày thanh toán trên hợp đồng. Thông thường, ngày thành toán trên hợp đồng tín dụng là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán. Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn ngày thanh toán là ngày họ đi đóng tiền tại ngân hàng. Vì vậy, dẫn đến trường hợp khách hàng có khoản nợ tại công ty tín dụng đến ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào cuối tuần . Đồng nghĩa với việc tài khoản công ty đó chỉ nhận được tiền thanh toán khoản vay vào ngày làm việc tiếp theo. Như vậy, khoản nợ của khách hàng cũng đã bị xếp vào nợ quá hạn.

Trong trường hợp bạn không may mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Đừng chạy trốn ngân hàng bằng cách chấm dứt liên lạc vì ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay.

Cách phòng tránh nợ xấu

Đảm bảo khả năng chi trả khi vay vốn.

Đọc kỹ hợp đồng khi vay vốn. Nắm được chính xác lãi suất, điều kiện phạt chậm nộp, thời gian nộp tiền,… để thực hiện đúng như hợp đồng.

Không vay vốn để chi tiêu mua sắm quá nhiều, dẫn đến lạm chi và không có khả năng trả nợ.

Nên chủ động liên hệ với đơn vị vay tiền để cơ cấu lại khoản nợ trong trường hợp chưa có đủ khả năng trả nợ.

6) Lời kết:

Với những thông tin mà TÀI CHÍNH AN TOÀN cung cấp trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu được những vấn đề cơ bản về nợ xấu. Hạn chế vay nợ, hạn chế nợ xấu sẽ đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn. Trong trường hợp cần vay vốn, nên cân nhắc chọn lựa đơn vị có mức lãi suất ưu đãi, chính sách cho vay tốt và nhớ thanh toán nợ đúng hạn nhé.

Truy cập vào website TÀI CHÍNH AN TOÀN để được tư vấn và hỗ trợ 24/7 nhé!

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết có tài trợ
Bài trước5 lý do khiến khoản vay của bạn bị từ chối theo tiêu chuẩn thẩm định của ngân hàng
Bài tiếp theoCredilo – Vay online tới 10 triệu chỉ với CMND, nhận tiền sau 15 phút

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây