Nâng cao chất lượng dịch vụ thuế

0
153

Thực hiện cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế

Cụ thể, Tổng cục Thuế cho biết trong các tháng cuối năm tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ điện tử hỗ trợ người nộp thuế như: đẩy nhanh tiến độ cấp tài khoản giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với cá nhân; khai, nộp thuế điện tử đối với cá nhân có hoạt động cho thuê nhà, thuế Thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản, khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy…

Triển khai nâng cấp phần mềm, hệ thống đáp ứng công tác quản lý thuế tiên tiến. Triển khai mở rộng dịch vụ thuế điện tử, kho cơ sở dữ liệu. Tổ chức vận hành, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, hệ thống an toàn thông tin; dịch vụ khai, nộp, hoàn điện tử  bảo đảm hệ thống hoạt động thường xuyên, liên tục; xử lý các lỗ hổng bảo mật  bảo đảm an toàn hệ thống…

Bên cạnh đó ngành Thuế đã tăng cường công tác quản lý kê khai, kế toán thuế và hoàn thuế Giá trị gia tăng. Theo đó, do tiếp tục đẩy mạnh cải cách, ứng dụng Công nghệ thông tin, triển khai trong toàn ngành ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế, dịch vụ thuế điện tử theo kiến trúc và công nghệ mới với nhiều tiện ích, việc hỗ trợ thực hiện khai thuế thuận lợi, chính xác.

Chú trọng việc rà soát thông tin người nộp thuế trên ứng dụng, kịp thời đôn đốc người nộp thuế bổ sung thông tin thay đổi, gửi cơ quan thuế để cập nhật thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế. Ban hành các công văn hướng dẫn Cục Thuế triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, kế toán thuế.

Trong đó tập trung vào các nội dung về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; quản lý kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế bán ra trong nước; xử phạt vi phạm hành chính điện tử đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Tăng cường công tác đôn đốc nộp tờ khai, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nhờ đó công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và tạo được những chuyển biến tích cực.

Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, kiểm soát chặt chẽ số chi hoàn thuế Giá trị gia tăng,  bảo đảm việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.

Cơ quan thuế đã ban hành 11.002 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) với tổng số tiền thuế hoàn là 73.181 tỷ đồng, bằng 53,6% so với dự toán hoàn thuế GTGT năm 2021 đã được Quốc hội thông qua (136.500 tỷ đồng), bằng 123,5% cùng kỳ năm 2020.  

Quản lý chặt chẽ nợ thuế

Tổng cục Thuế cho biết, trong những tháng đầu năm, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ thuế, nâng cao hiệu quả công tác thu nợ, xử lý nợ thuế là một trong những hoạt động mang lại hiệu quả cao.

Theo đó, để thực hiện hiệu quả công tác thu hồi, xử lý nợ thuế năm 2021, Tổng cục Thuế đã xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến từng Cục Thuế, giao tổng số tiền thuế nợ không vượt quá 5% so với tổng số thực thu ngân sách năm 2021; thu tối thiểu 80% các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày thời điểm 31/12/2020; phấn đấu đến 31/12/2021 hoàn thành việc xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội; ….

Chỉ đạo các cục thuế địa phương, rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng người nộp thuế đang còn nợ thuế, lập danh sách các doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế theo từng nhóm nợ, nguyên nhân nợ, đặc biệt tập trung phân loại những người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và không bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nợ thuế để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cũng như áp dụng các biện pháp xử lý nợ phù hợp đối với từng nhóm nợ, khoản nợ, từng đối tượng nợ thuế,  bảo đảm công bằng trong việc chấp hành pháp luật thuế…

Thực hiện kiên quyết các biện pháp cưỡng chế đối với các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế hoặc phải chuyển sang biện pháp tiếp theo để thu hồi kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước (NSNN).

Đồng thời, công khai thông tin người nộp thuế chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng; xử lý kiên quyết các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ, nợ thuế không thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Hàng tháng, Cục Thuế lập danh sách và công khai thông tin người nộp thuế nợ thuế trên địa bàn quản lý.

Toàn ngành thuế cũng đã phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên website của cơ quan Thuế đối với 62.666 người nộp thuế chây ỳ, nợ thuế không nộp tiền thuế đúng hạn với tổng số tiền thuế nợ là 67.620 tỷ đồng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử lý nợ đọng thuế, trực tiếp chỉ đạo xử lý nợ đọng đối với các doanh nghiệp nợ lớn. Hàng tháng đánh giá tình hình thực hiện đôn đốc và thông báo bổ sung những trường hợp nợ mới phát sinh, nợ thuế tăng cao để Cục Thuế tổ chức đôn đốc thu kịp thời vào NSNN. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của cơ quan thuế các cấp và người nộp thuế trong việc xử lý nợ đọng thuế.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm hiện đại hóa công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, rà soát nâng cấp các báo cáo nợ thuế để đáp ứng yêu cầu quản lý; nâng cấp ứng dụng để khai thác các báo cáo nợ theo ngày; tạo thông báo nợ thuế và quyết định cưỡng chế nợ tự động trên hệ thống quản lý thuế tập trung và gửi người nộp thuế bằng phương thức điện tử, chữ ký số, đồng thời theo dõi giám sát tình hình thực hiện của người nộp thuế; …

Kết quả thu hồi nợ đọng thuế, lũy kế toàn ngành Thuế thực hiện thu hồi nợ thuế ước đạt 16.302 tỷ đồng, bằng 54,2% chỉ tiêu thu nợ được giao, trong đó: thu bằng biện pháp quản lý nợ là 11.012 tỷ đồng; thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 5.290 tỷ đồng.

Kết quả xử lý nợ theo quy định mới cho thấy, về khoanh nợ tiền thuế, tổng số tiền thuế nợ được khoanh nợ là 2.172 tỷ đồng. Trong đó: khoanh nợ theo Nghị quyết của Quốc hội là 1.783 tỷ đồng, khoanh nợ theo Luật Quản lý thuế là 389 tỷ đồng; Về xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tổng số tiền thuế, tiền chậm nộp được xóa là 1.470 tỷ đồng. Trong đó, xóa nợ tiền chậm nộp theo Nghị quyết của Quốc hội là 1.467 tỷ đồng; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp theo Luật Quản lý thuế là 3,5 tỷ đồng.

Tổng số tiền nợ thuế ngành thuế quản lý hiện nay là 115.983 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu không kể số tiền thuế nợ đang xử lý (đang trình cấp có thẩm quyền xóa nợ, miễn giảm, gia hạn, nộp dần tiền thuế) và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện thì tổng số tiền thuế nợ tính đến thời điểm 30/6/2021 là 105.315 tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ.

Trong đó tiền thuế nợ có khả năng thu là 80.037 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2020 (gồm: các khoản nợ thuế, phí là 38.982 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ; các khoản nợ liên quan đến đất là 21.063 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ; tiền phạt và tiền chậm nộp phát sinh của nợ có khả năng thu (tính 0,03%/ngày trên số thuế chậm nộp) là 19.992 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ).

Tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) là 25.278 tỷ đồng, giảm 47,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcTô đậm thêm truyền thống 65 vẻ vang và hào hùng của ngành Dự trữ Nhà nước
Bài tiếp theoXếp hạng hành khách của Uber là gì và cách kiểm tra

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây