Hoàn thiện cơ chế, chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

0
126

Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống các cơ chế, chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành đầy đủ và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai, minh bạch.

Về chỉ đạo điều hành, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 161/NQ-CP ngày 29/10/2020 về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, tổng công ty thực hiện.

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 111/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính, xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập, bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (hướng dẫn Nghị định số 150/2020/NĐ-CP).

Hiện nay, Bộ Tài chính đang rà soát, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13 trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình làm việc của Quốc hội; gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và chuyển nhượng vốn nhà nước; tổng hợp, giải trình ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025” làm cơ sở tiếp tục triển khai cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Bộ Tài chính cũng đang xây dựng các thông tư hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: 03 Thông tư hướng dẫn các Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, Nghị định số 121/2020/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; 02 Thông tư hướng dẫn Nghị định số 129/2020/NĐ-CP ngày 27/10/2020 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam; 01 Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Cơ chế, chính sách được ban hành đồng bộ và tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách nêu trên; đồng thời tiếp tục rà soát các cơ chế chính sách hiện hành để kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập. Từ đó, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện để tiếp tục thúc đẩy quá trình đổi mới doanh nghiệp cũng như nâng cao trách nhiệm quản lý của Nhà nước.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcNgười lao động đòi được hơn 2 tỷ đồng tiền nợ đóng BHXH nhờ cài đặt ứng dụng VssID
Bài tiếp theoKê khai điều chỉnh, bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt với hoạt động bán hàng của chi nhánh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây