Gắn trách nhiệm cung cấp thông tin với giao quản lý tài sản

0
129

Năm 2020, 53.000 đơn vị kế toán nhà nước các cấp và đơn vị có liên quan gửi báo cáo cung cấp thông tin cho hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) để lập BCTCNN năm 2018, từ đó, bức tranh tổng thể về tài chính nhà nước đã hoàn thành, trình Quốc hội theo đúng lộ trình đặt ra. Đây là bước tiến lớn trong quản lý tài chính công, từng bước làm minh bạch nền tài chính quốc gia, giúp nâng cao hệ số tín nhiệm của Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế.

Theo đánh giá từ KBNN, với kinh nghiệm lập BCTCNN năm 2018, 2019, cùng các quy định được sửa đổi, bổ sung khi dự thảo thông tư được thông qua và có hiệu lực, công tác lập BCTCNN thời gian tới sẽ được nâng cao. Các thông tin trong báo cáo sẽ rõ ràng, minh bạch hơn, giúp nâng cao hệ số tín nhiệm của Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế.

BCTCNN năm 2018 có phạm vi rộng, bao gồm tổng thể thu – chi ngân sách, công nợ, tài sản… đã giúp Chính phủ, công chúng nhìn nhận bức tranh TCNN một cách tổng thể hơn.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên việc lập BCTCNN được thực hiện nên đã không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Số liệu về nợ của chính quyền địa phương còn chênh lệch với quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) của địa phương…

Các vấn đề liên quan đến quy trình, phương pháp tổng hợp BCTCNN vẫn còn hạn chế. Những tồn tại, hạn chế này xuất phát từ phương pháp tổng hợp số liệu hiện nay chưa được chuẩn hóa. Việc kiểm tra xem xét tính logic, hợp lý của số liệu trình bày trên BCTCNN của các địa phương còn đang gặp nhiều vướng mắc, thông tin thuyết minh cũng chưa cụ thể, các giao dịch nội bộ còn trùng lắp khá nhiều…

Ngay cả cách thức cung cấp các thông tin về tài sản nhà nước và nợ công cũng chưa phù hợp, chưa gắn với trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, địa phương được giao quản lý. Chưa có quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin tài sản là di sản văn hóa, hiện vật trưng bày mang giá trị văn hóa, lịch sử…

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, Bộ Tài chính đã giao KBNN lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Thông tư số 133/2018/TT-BTC về hướng dẫn lập BCTCNN được ban hành vào cuối năm 2018.

Các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư số 133/2018/TT-BTC lần này hướng đến gắn trách nhiệm cung cấp thông tin với trách nhiệm được giao quản lý các tài sản, nguồn lực của Nhà nước; giảm bớt các khâu trung gian trong cung cấp thông tin; tăng cường trách nhiệm giải trình của các bộ, cơ quan trung ương, sở, ban, ngành…; đồng thời, đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện BCTCNN.

Theo đó, các bộ, cơ quan ở trung ương; sở, ban, ngành địa phương sẽ trực tiếp cung cấp thông tin tài sản kết cấu hạ tầng được giao quản lý; UBND cấp huyện sẽ cung cấp thông tin tài sản kết cấu hạ tầng thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý (thay vì Cục Quản lý công sản). Cục Quản lý công sản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với KBNN để rà soát, đảm bảo tính logic, hợp lý của số liệu.

Về thuyết minh số liệu tài sản cố định của đơn vị trên BCTCNN, dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung theo hướng: Đơn vị dự toán cấp 1 có trách nhiệm cung cấp cho KBNN đồng cấp thông tin chi tiết, theo mẫu biểu quy định tại thông tư này.

Đối với thông tin thuyết minh tài sản cố định đặc thù dự thảo thông tư xây dựng theo hướng bổ sung quy định các bộ, cơ quan ở trung ương; sở, ban, ngành địa phương sẽ trực tiếp cung cấp thông tin tài sản cố định đặc thù được giao quản lý, sử dụng (nếu có); UBND cấp huyện cung cấp thông tin tài sản cố định đặc thù thuộc cấp huyện, cấp xã quản lý, sử dụng (nếu có) để thuyết minh trên BCTCNN.

Đặc biệt, để cung cấp thông tin nợ chính quyền địa phương kịp thời, giảm các bước trung gian và nâng cao trách nhiệm giải trình, dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung theo hướng: Sở tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin nợ chính quyền địa phương cho KBNN tỉnh; sửa đổi, bổ sung nội dung, phương pháp lập một số chỉ tiêu trên BCTCNN.

Về phương pháp lập các chỉ tiêu trên BCTCNN, KBNN đã trình Bộ Tài chính cho phép sửa đổi, bổ sung nội dung, phương pháp lập một số chỉ tiêu để phù hợp về bản chất, nội hàm chỉ tiêu, như: “Các khoản phải trả dài hạn khác”, “Nguồn vốn hình thành tài sản”; “Thặng dư/(thâm hụt) trong kỳ báo cáo”… để phù hợp các thay đổi, căn cứ thực tiễn công tác lập BCTCNN năm 2018.

Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng bãi bỏ một số quy định liên quan đến trách nhiệm cung cấp thông tin của Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính; các quy định nêu về giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện. Cơ sở để bãi bỏ là vì báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện chỉ là báo cáo đầu vào để lập BCTCNN…

Theo đánh giá từ KBNN, với kinh nghiệm lập BCTCNN năm 2018, 2019, cùng các quy định được sửa đổi, bổ sung khi dự thảo thông tư được thông qua và có hiệu lực, công tác lập BCTCNN thời gian tới sẽ được nâng cao. Các thông tin trong báo cáo sẽ rõ ràng, minh bạch hơn, giúp nâng cao hệ số tín nhiệm của Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế.

(*) Thái Thị Thu Trang

(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 5/2021

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcHiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Hà Đông
Bài tiếp theoCách sửa lỗi kích hoạt Windows 10

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây