Cổ phiếu ngân hàng tạo sóng bao lâu?

0
149

Cổ phiếu ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng đã thiết lập đỉnh mới với khối lượng tăng vọt. Phiên giao dịch ngày 26/5, cổ phiếu BAB – Ngân hàng Bắc Á, EIB – Ngân hàng TMCP Eximbank tăng trần.

Cổ phiếu nhóm còn lại như SSB, LPB, BVB tăng trên 6%. Các cổ phiếu ngân hàng khác đều tăng tốt. Trong số 26 cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên 3 sàn HoSE, HNX, UpCOM thì phiên 26/5 chỉ có cổ phiếu BID giảm nhẹ; VBB đứng giá còn lại đều tăng trên 6%. 

Tâm điểm của thị trường chứng khoán về khớp lệnh với khối lượng và thanh khoản lớn phải nói tới là cổ phiếu STB – Ngân hàng TMCP Sacombank với khối lượng khớp lệnh lên tới 32 triệu đơn vị. Tiếp đến là cổ phiếu LPB – Ngân hàng LPB với khối lượng lên tới 27 triệu đơn vị được khớp lệnh; Cổ phiếu MBB với 33 triệu đơn vị được khớp lệnh; VPB với 33 triệu cổ phiếu được trao tay… Điều này cho thấy cổ phiếu ngân hàng tiếp tục hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng – Nhà đầu tư trên sàn VPS cho rằng, nhiều người đang đổ xô lựa chọn cổ phiếu ngân hàng khi ngành này vẫn là tâm điểm của dòng tiền suốt nhiều thời gian qua. Hầu như mọi sự chậm chân đều khiến nhà đầu tư phải mua đắt hơn hoặc bị loại khỏi sóng tăng cổ phiếu ngân hàng.

Sở dĩ cổ phiếu ngân hàng được sự quan tâm của nhà đầu tư là bởi quý I nhóm ngân hàng đang lãi lớn với tăng trưởng lợi nhuận trên 68%. VietinBank dẫn đầu lãi trước thuế với mức cao hơn 171% so với quý I/2020. Trong khi đó, Vietcombank giữ ngôi vương về giá trị với 8.631 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 65%. SHB lọt top 10 với 1.664 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 114% so với cùng kỳ năm trước, thay thế cho OCB (từng vào nhóm cuối năm 2020). 

Trong hơn một năm qua, cổ phiếu nhiều ngân hàng liên tục tăng, vượt đỉnh cũ. Trong nhóm 10 đơn vị vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán, ngành ngân hàng chiếm 5 vị trí gồm Vietcombank (thứ 2), VietinBank (thứ 5, vượt qua Vinamilk), BIDV, Techcombank, VPBank (lần lượt giữ vị trí thứ 6-9). 

Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng câu chuyện tăng vốn cũng có thể là yếu tố nâng đỡ cho giá cổ phiếu ngân hàng từ nay cho đến cuối năm 2021. Theo SSI Research, nhiều ngân hàng như MBB, Techcombank, VPBank, TPBank… đã có những đợt tăng vốn để cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn trong năm 2017-2018, trong khi các ngân hàng quốc doanh (Vietcombank và BIDV) được tăng vốn trong năm 2019. Và sau những đợt tăng vốn như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng niêm yết đã vượt tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu.

Lợi nhuận quí 1/2021 Top các Ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán

Trong khi đó, năm 2021, khoảng 16 ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ với tổng số vốn lên tới 82.700 tỷ đồng (tăng 31% so với năm trước). Bao gồm: 61.800 tỷ đồng (75%) ước tính tăng qua chia tách cổ phiếu; 18.300 tỷ đồng (22%) từ phát hành riêng lẻ hoặc phát hành quyền mua cổ phiếu và 2.600 tỷ đồng (3%) thông qua phát hành ESOP.

Các chuyên gia đều cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn mà nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò then chốt. Họ cân đối, hấp thụ tất cả lực chốt lời từ ngoại khối, nội khối, nhất là tổ chức tự doanh…, giúp thị trường duy trì thanh khoản ở mức cao, lên tới 1 tỷ USD/phiên.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng, kế hoạch của mỗi ngân hàng đều bám sát và đóng góp cho chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng phê duyệt. Một số chỉ tiêu định hướng liên quan đến chất lượng tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn, khả năng tuân thu Basel và vị thế của các ngân hàng trên thị trường quốc tế. 

NHNN đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 2-3 TCTD nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á về tổng tài sản và 3-5 ngân hàng niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Các ngân hàng thương mại Nhà nước triển khai Basel II theo phương pháp nâng cao.

NHNN cũng đặt mục tiêu giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, phấn đầu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức 5% vào năm 2030, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ, ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030, cơ bản khắc phục tình trạng USD hóa trong nền kinh tế. 

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcNguồn cung căn hộ TP. Hồ Chí Minh tăng, kỳ vọng giá hạ vẫn mong manh
Bài tiếp theoThực hành tiết kiệm, chống lãng phí để sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển đất nước

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây