Theo định nghĩa, kiểm toán là một cuộc kiểm tra và đánh giá khách quan các báo cáo tài chính của một tổ chức để đảm bảo sự công bằng và chính xác của các giao dịch mà họ yêu cầu đại diện. Hiểu đơn giản, khi một công ty đến hạn được kiểm toán, họ phải thuê một kế toán độc lập để kiểm tra kỹ lưỡng sổ sách, tài khoản, hồ sơ theo luật định… của công ty để cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng chúng tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành.
Soát xét báo cáo tài chính là hoạt động nhằm đưa ra ý kiến kết luận là không (hoặc có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào làm cho kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kế toán được chấp nhận, xét trên mọi khía cạnh trọng yếu. Soát xét báo cáo tài chính không yêu cầu kế toán phải hiểu rõ về kiểm soát nội bộ, tiếp cận với rủi ro gian lận hay bất cứ một quy trình kiểm toán nào. Do đó, một báo cáo soát xét không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng hay thông tin như một báo cáo kiểm toán.
Dưới đây là 4 điểm khác nhau cơ bản giữa kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính:
1. Về mục đích
Kiểm toán: Tạo sự an tâm cao độ về tính hợp lý của các báo cáo tài chính của đơn vị.
Soát xét: Xây dựng mức độ đảm bảo cơ bản về tính chính xác của báo cáo tài chính.
Hiểu cách khác, trong khi kiểm toán xem xét toàn diện liệu báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu hay không, thì các cuộc soát xét sẽ suy ra liệu báo cáo tài chính có hợp lý hay đáng tin cậy hay không.
2. Về yêu cầu
Kiểm toán: Có được sự đảm bảo hợp lý nhưng không tuyệt đối. “Đảm bảo hợp lý” mô tả mức độ hài lòng mà kiểm toán viên xác định rằng bằng chứng thu thập được trong cuộc kiểm toán chứng minh rằng báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu. Khi kiểm toán viên có được sự đảm bảo hợp lý, họ sẽ tuyên bố rằng báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu theo các chuẩn mực kế toán như GAAP.
Soát xét: Thực hiện ít thủ tục hơn để đưa ra kết luận về báo cáo tài chính rằng việc liệu có điều gì khiến kiểm toán viên lưu ý, từ đó chỉ ra báo cáo tài chính không được lập theo chuẩn mực kế toán cụ thể hay không.
3. Về chi phí
Chi phí cần cho soát xét báo cáo tài chính thấp hơn chi phí kiểm toán. Vì vậy báo cáo soát xét thường được sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí khi kiểm toán toàn bộ.
4. Về thời gian thực hiện
Kiểm toán: Nhà đầu tư muốn sử dụng báo cáo tài chính nhưng yêu cầu sự đảm bảo từ một kiểm toán viên. Chủ nợ, ngân hàng yêu cầu một cuộc kiểm toán để cung cấp sự đảm bảo của báo cáo tài chính. Khi doanh nghiệp muốn bán hoạt động kinh doanh, các quy định của pháp luật yêu cầu một cuộc kiểm toán
Soát xét: Ban giám đốc kiểm tra tình hình kinh doanh nội bộ, muốn soát xét như một cuộc kiểm toán bổ sung. Khi cần đáp ứng nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ hợp đồng của doanh nghiệp. Các cổ đông công ty yêu cầu một dạng đảm bảo đối với báo cáo tài chính.