Chỉ thanh toán khi có trong dự toán được giao

0
150

Quy định cụ thể nguyên tắc chi

Dự thảo Thông từ này hướng dẫn cơ chế kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN từ các nguồn: ngân sách nhà nước; phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định và các nguồn từ khoản thu hợp pháp khác theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng, học phí của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3) và đơn vị sự nghiệp công do ngân sách bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4) và nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Về điều kiện chi, dự thảo nêu rõ: chi ngân sách chỉ được thực hiện khi bảo đảm điều kiện chi tại Khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, tức là phải có trong dự toán được giao (trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật Ngân sách nhà nước về tạm cấp ngân sách); có đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN và hồ sơ bảo đảm tính hợp lệ.

Chi ngân sách thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp tại KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định (về tạm ứng và mức tạm ứng).

Thông tư nêu rõ, các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải đúng theo quy định tại Thông tư hướng dẫn quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN của Bộ Tài chính.

Trường hợp các khoản chi thực hiện bằng hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc kiểm soát, thanh toán của KBNN phải tuân thủ theo quy định về giao dịch điện tử trọng hoạt động nghiệp vụ KBNN theo các quy định hiện hành.

Có 2 hình thức kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước.
Có 2 hình thức kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước.

Kiểm soát chi theo 2 hình thức

Cũng theo dự thảo, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua KBNN theo 2 hình thức: “thanh toán trước, kiểm soát sau” và “kiểm soát trước, thanh toán sau”.

Cụ thể, hình thức “thanh toán trước, kiểm soát sau” áp dụng đối với từng lần thanh toán của các hợp đồng thanh toán nhiều lần, trừ lần thanh toán cuối cùng. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp, KBNN làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 1 ngày làm việc; đồng thời gửi 1 chứng từ báo Nợ cho đơn vị để xác nhận đã thực hiện thanh toán, gửi 1 chứng từ báo Có cho đơn vị (nếu đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại KBNN).

Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán, KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ. Trường hợp phát hiện khoản chi không bảo đảm đúng chế độ quy định, KBNN có văn bản thông báo kết quả kiểm soát chi theo mẫu gửi đơn vị sử dụng ngân sách; sau đó thực hiện xử lý thu hồi giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp theo.

Trường hợp lần thanh toán liền kề tiếp theo không đủ khối lượng hoàn thành/dự toán để giảm trừ, KBNN thực hiện thu hồi giảm chi (trường hợp chưa quyết toán ngân sách) hoặc thu hồi nộp (trường hợp đã quyết toán ngân sách) theo quy định và thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định.

Hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau” áp dụng đối với tất cả các khoản chi trong đó, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán theo đúng thời gian quy định sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcChiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030 phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội
Bài tiếp theoCông khai đường dây nóng của hệ thống Kho bạc Nhà nước

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây