Cách xác định nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

0
147

Theo đó, đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hình thành từ mua sắm, đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định số 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì nguyên giá tài sản là giá trị mua sắm, quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán.

Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt. Khi dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán.

Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ tiếp nhận từ việc được giao, điều chuyển thì nguyên giá tài sản được xác định trên cơ sở nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản.

Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hiện có trước ngày Nghị định số 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện xác định giá trị để ghi sổ kế toán tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP thì việc xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán được thực hiện như sau:

Nguyên giá của tài sản = Đơn giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Bảng giá (tại Phụ
lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) x Số lượng (khối lượng) tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thực tế được giao quản lý

Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi hiện vật hoặc giá trị trên sổ kế toán) thì căn cứ vào nguồn gốc của tài sản để xác định nguyên giá của tài sản theo các quy định tương ứng.

Theo Thông tư số 35/2022/TT-BTC, nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp sau:  Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; Lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản; Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác trừ trường hợp tài sản đã được khắc phục sự cố theo quy định pháp luật về bảo trì đường bộ và trường hợp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP.

Thông tư số 35/2022/TT-BTC nêu rõ, khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá tài sản.

Việc xác định các chỉ tiêu giá trị còn lại, hao mòn lũy kế, thời gian sử dụng còn lại thực hiện theo quy địnhđể tính hao mòn tài sản (nếu có) làm cơ sở điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản vào ngày 31/12 của năm đó theo quy định.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcGiải pháp nào đưa hoạt động môi giới bất động sản đi vào nề nếp?
Bài tiếp theoXu hướng dịch chuyển nơi ở tới các đô thị vệ tinh tại Hà Nội

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây