Thi đua xây dựng Kho bạc Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

0
116

10 mục tiêu phấn đấu

Nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao trong giai đoạn 2021-2025, thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh và lan tỏa các phong trào thi đua trong toàn hệ thống, KBNN đề ra 10 mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, trình Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng kế hoạch, đề án để triển khai ngay sau khi Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của hệ thống KBNN theo hướng cải cách và hiện đại. Tổ chức điều hành quản lý Quỹ Ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách, tăng cường quản lý chi tiêu công.

Thứ ba, nghiên cứu, hoàn thiện chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN gắn với cơ chế quản lý ngân sách trong từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu quản lý, thu chi ngân sách. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, tổng hợp, lập báo cáo tài chính nhà nước.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên các mặt; xây dựng và nâng cao đội ngũ công chức, viên chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ.

Thứ sáu, đảm bảo an ninh, an toàn tiền và tài sản nhà nước giao cho KBNN quản lý. Đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ quan, đơn vị; 100% công chức, viên chức và người lao động chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

Thứ bảy, tiếp tục triển khai phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, hướng tới mô hình KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Thứ tám, xây dựng phương án, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Cơ chế quản lý tài chính và biên chế của KBNN phù hợp với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, đảm bảo điều kiện về nguồn lực triển khai Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030.

Thứ chín, nâng cao chất lượng công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ và công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Thứ mười, tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch hợp tác với các đối tác song phương và đa phương. Trong đó, đặc biệt tập trung tìm kiếm đối tác, nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030.

10 giải pháp trọng tâm

Để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu trên, KBNN đề ra các giải pháp trọng tâm cho giai đoạn 2021-2025 như sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; đề cao vai trò của người đứng đầu đơn vị và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Trong giai đoạn 2021-2025, KBNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban, ngành trong tổ chức triển khai nhiệm vụ; kịp thời tham mưu báo cáo cấp thẩm quyền để xử lý những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Hai là, thủ trưởng đơn vị chỉ đạo sát sao, toàn diện các lĩnh vực hoạt động và nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. Tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng, khoa học, hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường của công chức, viên chức.

Ba là, tổ chức phổ biến, cập nhật kịp thời các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, cuẩ Bộ Tài chính và quy trình nghiệp vụ của KBNN đến từng công chức, viên chức.

Bốn là, bố trí công chức có năng lực phù hợp với nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm quy định về công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ, bộ phận có trách nhiệm giải quyết. Tổ chức tốt việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh về kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ của công chức, viên chức để kịp thời uốn nắn, xử lý.

Năm là, quán triệt thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo; công tác rà soát, đối chiếu trong nội bộ đơn vị và với các cơ quan liên quan theo chế độ quy định.

Sáu là, tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời những sai sót và cảnh báo các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn; xử lý nghiêm những đơn vị và cá nhân không chấp hành nghiêm túc chế độ, quy trình nghiệp vụ; nội quy, quy chế cơ quan và kỷ luật của Ngành.

Bảy là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban, ngành trong tổ chức triển khai nhiệm vụ; kịp thời tham mưu báo cáo cấp thẩm quyền để xử lý những khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Tám là, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ công chức, viên chức để nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ trong quá trình thực thi công vụ.

Chín là, thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư, nguyện vọng của công chức, viên chức và người lao động; cùng với các tổ chức đoàn thể kịp thời động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mười là, tạo điều kiện để 100% công chức, viên chức và người lao động tham gia tích cực vào các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcSẽ không có sự khác biệt giữa ngân hàng số và ngân hàng truyền thống trong 10 năm tới?
Bài tiếp theoTổng cục Hải quan gỡ vướng về chính sách thuế đối với sản phẩm từ hoạt động tái chế

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây