Sẵn sàng cho nhu cầu tín dụng cuối năm

0
109

Trừ trái phiếu huy động bổ sung vốn cấp 2 đã được các ngân hàng trong nhóm Big4 như BIDV, VietinBank triển khai có lãi suất từ 6,7%/năm trở lên, hầu hết hoạt động phát hành trái phiếu ngân hàng của nhóm thương mại nhằm bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn, lãi suất trung bình từ 3,5%-4,2%/năm.

Bên cạnh đó, theo ước tính của SSI Reseach căn cứ trên các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn hồi đầu năm, các ngân hàng đã bán khoảng 7 tỷ USD cho Ngân hàng nhà nước, theo đó khi đến kỳ, hệ thống đã được bơm ròng khoảng 120.000 tỷ đồng trong tháng 7 và 40.000 tỷ đồng trong tháng 8, tăng thêm thanh khoản dồi dào. Điều này cũng giải thích thêm về nhu cầu vay mượn trên thị trường 2 giữa các ngân hàng suy giảm mạnh trong tháng 8.

Ngay cả việc chuyển đổi phương thức mua bán ngoại tệ giao ngay như Ngân hàng nhà nước vừa áp dụng, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng nhận định sẽ góp phần hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống.

“Việc thanh khoản dồi dào hơn sẽ là cơ sở để các ngân hàng thương mại tiếp tục tiến hành các chương trình ưu đãi lãi vay hỗ trợ nền kinh tế vượt qua dại dịch, đặc biệt là các tỉnh thành phía Nam”, VCBS nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một chuyên gia lưu ý rằng, bên cạnh nỗ lực đưa nguồn vốn hỗ trợ giá rẻ ra thị trường, quan trọng hơn vẫn là cần có sự thay đổi về chính sách tín dụng trên bình diện rộng để nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn chính thức. Bởi trong đại dịch, doanh nghiệp như trải qua cơn bạo bệnh, muốn tiếp cận vốn cũng tương tự như người yếu không thể đáp ứng các tiêu chuẩn tín dụng theo phác đồ “bổ khỏe” lúc bình thường, mà các ngân hàng cần “nương” theo điều kiện doanh nghiệp để cân nhắc, xem xét cấp vốn.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trướcDự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi: Nhiều thay đổi tích cực
Bài tiếp theoĐồng hành, chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây