Bất động sản hậu Covid-19: Nắm bắt cơ hội trong khủng hoảng

0
125

Bất động sản vẫn được kỳ vọng “hái ra tiền”

Với mặt tiền nổi bật, Palazzo delle Poste – kiến trúc được xây dựng từ đầu thế kỉ 20 ở trung tâm Thành phố Milan hiện là một trong những không gian văn phòng sang trọng cao cấp của châu Âu, nơi có các cửa hàng như JPMorgan và Starbucks đầu tiên tại Italia.

Do bị bỏ trống trong năm 2020 bởi đại dịch Covid-19, Palazzo delle Poste đã bị bán cho một nhóm các nhà đầu tư tư nhân do Ngân hàng Mediobanca (Italia) điều phối với giá 246,7 triệu euro (293,3 triệu USD), cao hơn 27 triệu euro so với giá chào bán ban đầu. Với tỷ suất vốn hóa 2,8%, bất động sản này dự kiến sẽ tạo ra lợi nhuận kỷ lục trong ngành bất động sản văn phòng ở Milan.

Do xu hướng làm việc tại nhà khi đại dịch diễn ra, các văn phòng trung tâm thành phố, các địa điểm bán lẻ và nhiều khách sạn đều trở nên trống vắng, từ đó, việc thương lượng mua bán bất động sản cũng không mấy suôn sẻ. Tuy nhiên, trên thị trường, các nhà đầu tư dường như vẫn tin rằng bất động sản văn phòng hạng thấp sẽ có thể vượt qua được cú sốc mà dịch Covid-19 gây ra.

Theo dữ liệu của JPMorgan và Refinitiv, bất động sản toàn cầu cung cấp lợi suất hàng năm dựa trên mức giá hiện tại là 3-4%, trong khi gần 14 nghìn tỷ USD trái phiếu toàn cầu lại cho lợi suất dưới 0.

Bất động sản cũng được coi là một hàng rào tốt chống lại lạm phát, dự kiến ​​sẽ phát triển trong những năm tới nhờ các chiến dịch kích thích hai hướng của chính phủ và các ngân hàng trung ương. Mike Kelly, người đứng đầu bộ phận đa tài sản tại Công ty đầu tư PineBridge Investments (Mỹ) đã nói rằng, lạm phát là “ngọn lửa cháy chậm trên các tài sản tài chính, nhưng lại là luồng gió mới cho các tài sản thực như bất động sản.”

Không gian thu nhỏ hơn

Nhiều ngân hàng lớn ở trung tâm thành phố như HSBC và Standard Chartered dự định cắt giảm tới 40% diện tích văn phòng của họ. Giá trị của các bất động sản văn phòng trên khắp châu Âu được dự đoán có thể giảm 25% -40% trong vòng 3 năm.

Nedgroup Investments của Nam Phi đã niêm yết các văn phòng ở Pari, Sydney và đặc biệt là New York. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục đầu tư vào các văn phòng chính ở châu Âu.

Mặc dù Brexit đã diễn ra nhưng doanh thu của các văn phòng ở trung tâm London vẫn vượt qua hầu hết các thành phố châu Âu với mức 4%, dự đoán thu hút đầu tư hơn 10 tỷ GBP trong năm nay, nhiều hơn so với 7,8 tỷ GBP vào năm 2020.

Từ khủng hoảng đến cơ hội

Nhiều thay đổi đang diễn ra tại lĩnh vưc cho thuê văn phòng. Các ngành đang gặp khó khăn như bán lẻ phải trả mặt bằng và nhường chỗ cho những ngành hoạt động sôi nổi hơn như logistics và dân số. Tại Hoa Kỳ, hơn 200 trung tâm mua sắm đã phải chuyển đổi công năng. biến thành nhà kho, bệnh viện và thậm chí cả trường đại học.

Các văn phòng cũ, địa điểm bán lẻ và kho hàng đều được cải thiện, tái xây dựng và phát triển để phục vụ cho sự bùng nổ thương mại điện tử. Theo Blackstone – công ty giao bán Palazzo delle Poste và là chủ sở hữu tài sản trị giá 368 tỷ USD trên toàn thế giới, các hình thức làm việc và mua sắm sau đại dịch có thể sẽ thay đổi hoàn toàn.

Năm 2020, tại châu Âu, gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon đã mua một khu vực bán lẻ và một cửa hàng Toys R Us ở London (Anh) để thiết lập kho luân chuyển và phân phối hàng hóa. Nhà bán lẻ Marks & Spencer đang đề xuất khả năng tái phát triển một trong những cửa hàng lớn nhất ở London, có thể sẽ tạo ra một không gian văn phòng mới hoàn toàn.

Những thay đổi này đi theo một hướng tích cực dự kiến sẽ đáp ứng linh hoạt theo những biến động của thị trường bất động sản châu Âu hậu đại dịch Covid-19, mở ra những cơ hội mới cho giới đầu tư và kinh doanh bất động sản trong thời kì khó khăn này.

Đánh giá post
Bài viết có tài trợ
Bài trước“Ông lớn” bất động sản tiếp tục được giới đầu tư săn đón năm 2021
Bài tiếp theoKhối ngoại mua ròng 1,3 nghìn tỷ đồng trên thị trường trái phiếu Chính phủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây